Vĩnh Long
Vị trí: Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Diện tích: 1.525,73 km²
Dân số: 1.129.000 người
GRDP (2022): 80.365 tỉ đồng (3,41 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 64,9 triệu đồng (2.749 USD)
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: Vĩnh Long có Quốc lộ 1 đi ngang qua, cùng với các quốc lộ khác như Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 57 và Quốc lộ 80. Các tuyến đường tỉnh: 901, 902,903, 904, 905, 906, 907, 908, 909 và 910.
Đường thủy: Các tuyến giao thông đường thủy của tỉnh cũng khá thuận lợi, các tuyến giao thông này nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng.
Khu công nghiệp: Tính đến 2022, tỉnh Vĩnh Long có 6 Khu công nghiệp. Trong đó, có 3 khu công nghiệp mới được quy hoạch gồm; KCN An Định (200) ha, KCN Bình Tân (400 ha), KCN Đông Bình (350 ha).
Lũy kế đến nay, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê/diện tích đất công nghiệp tại các KCN tỉnh Vĩnh Long và tuyến công nghiệp Cổ Chiên (khu IV) là 196,07/306,9 ha, đạt tỷ lệ 63,89%. Tổng vốn đầu thực hiện/đăng ký là 943,2/1.351,87 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 69,77%.
Cụm công nghiệp: với 14 cụm công nghiệp
Tình hình đầu tư: Năm 2022, Vĩnh Long đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án với tổng số vốn đăng ký tương đương 9.404,7 tỉ đồng, tăng 5.582,34 tỉ đồng, trong đó có 4 dự án FDI với số vốn 102,18 triệu USD.
Đối tác đầu tư: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và EU.
Tiềm năng, lợi thế: Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai thực hiện nhiều chính sách phát triển công nghiệp trên địa bàn, được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả, ngành công nghiệp tiếp tục tăng trưởng và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Theo đó, tỉnh Vĩnh Long sẽ tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu như khai thác khoáng sản; chế biến thực phẩm, đồ uống; sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may – da giày; cơ khí, sản xuất sản phẩm kim loại và điện tử…
Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung thu hút đầu tư, phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có cơ hội và điều kiện phát triển để tạo nền tảng và gia tăng chuỗi giá trị, nâng cao lợi thế cạnh tranh, từng bước đưa công nghiệp tỉnh phát triển theo hướng hiện đại.