Tuyên Quang
Vị trí: Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng trung du – miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 165 km. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Tuyên Quang. Tuyên Quang có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của vùng, là tỉnh ở mức trên trung bình của vùng về nhiều mặt.
Diện tích: 5.867,95 km²
Dân số: 801.700 người
GRDP (2022): 31.730 tỉ đồng (1,38 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 42,2 triệu đồng (1.826 USD)
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: Gồm có 6 tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh: QL2, QL2C, QL3B, QL37, QL279, QL280
Đường thủy: Có Sông Lô và Sông Gâm
Khu công nghiệp: 02 khu công nghiệp
Cụm công nghiệp: 05 cụm công nghiệp
Tình hình đầu tư: Toàn tỉnh hiện có 18 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có 15 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký trên 1.617 tỷ đồng; có 3 doanh nghiệp có vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ trên 51% vốn điều lệ.
Đối tác đầu tư: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và các nhà đầu tư đến từ các nước có nền kinh tế phát triển, các nước sở hữu công nghệ thuộc nhóm G7 bao gồm: Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh; các nước có nền kinh tế mới nổi như: Ấn Độ, Nga, Brazil…
Tiềm năng, lợi thế: Thiên nhiên và lịch sử văn hoá đã tạo cho Tuyên Quang nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đại, khí hậu, tài nguyên, khoáng sản, du lịch. Tỉnh Tuyên Quang có độ che phủ của rừng trên 65% và đứng vào hàng cao nhất nước, nhiều rừng nguyên sinh được bảo tồn như Tát Ke, Bản Bung, Cham Chu với nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Đất đai của Tuyên Quang màu mỡ, lòng đất chứa nhiều khoáng sản, có tới 200 mỏ, điềm mỏ và 86 điềm khoáng sản với 31 loại khoáng sản, trong đó có nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn là quặng sắt, thiếc, mangan, kẽm, angtimon, barít, cao lanh, đá vôi… là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng.