Tiền Giang
Vị trí: Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam, Việt Nam. Tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120 km. Tỉnh Tiền Giang tiếp giáp với các tỉnh như sau: phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP HCM; hía Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long; Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre; phía Đông giáp biển Đông.
Diện tích: 2.556,36 km²
Dân số: 1.835.600 người
GRDP (2022): 126.819 tỉ đồng (5,39 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 69,1 triệu đồng (2.938 USD)
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: Trục đường bộ quan trọng nhất tỉnh là Quốc lộ 1, tỉnh lộ 865, tỉnh lộ 864, chạy theo hướng chủ yếu từ tây sang đông. Các trục tỉnh lộ có hướng bắc – nam và hướng khác là tỉnh lộ 861, 862, 863, 866, 866B, 867, 868, 869, 870, 870B, 871, 872, 873, 873B, 874, 874B, 875, 875B, 876, 877, 877B, 878, 878B, 878C, 879D.
Khu công nghiệp: Hiện nay tỉnh Tiền Giang được quy hoạch 7 Khu công nghiệp, với diện tích là 2.083,6 ha.
Cụm công nghiệp: 27 Cụm công nghiệp với diện tích 1.007,3 ha.
Tình hình đầu tư: 6 tháng đầu năm 2022, Tiền Giang thu hút được 4 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 557 tỷ đồng (tương đương 24,34 triệu USD), đăng ký tăng vốn hơn 783 tỷ đồng (tương đương 35,45 triệu USD); nâng tổng vốn đầu tư thu hút 6 tháng đầu năm đạt 1.340,8 tỷ đồng (tương đương 59,79 triệu USD), bằng 33,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 132 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,635 tỷ USD, từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, xếp thứ hai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối tác đầu tư: Trong đó, đứng đầu là Trung Quốc với 32 dự án, vốn đăng ký 1,005 tỷ USD, đứng thứ hai là Hàn Quốc với 30 dự án, vốn đăng ký 412 triệu USD, đứng thứ ba là Hồng Kông với 11 dự án, vốn đăng ký 294 triệu USD.
Tiềm năng, lợi thế: Trong những năm qua, tỉnh đã thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời chú trọng các ngành, lĩnh vực tỉnh có lợi thế như công nghiệp chế biến, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ nông nghiệp – nông thôn cùng các ngành công nghiệp bổ trợ cho vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL. Tập trung thu hút đầu tư phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt đồng thời củng cố và nâng cao hiệu quả các khu, cụm công nghiệp đã có.