Thái Nguyên
Vị trí: Tỉnh Thái Nguyên, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
Diện tích: 3.521,96 km²
Dân số: 1.336.000 người
GRDP (2022): 147.991 tỉ đồng (6,43 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 112,4 triệu đồng (4.831 USD)
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: 5 tuyến quốc lộ đi qua: QL1B, QL3, QL17, QL3C, 1L37
Đường thủy: chủ yếu chỉ phát triển ở sông Cầu và sông Công
Đường sắt: tỉnh Thái Nguyên có tuyến đường sắt Hà Nội – Quan Triều hay còn gọi là tuyến đường sắt Hà Thái
Khu công nghiệp: 7 khu công nghiệp quy hoạch chung.
Cụm công nghiệp: 35 cụm công nghiệp.
Tình hình đầu tư: Trong đó, 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh cấp mới 15 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 116,75 triệu USD; lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 185 dự án FDI còn hiệu lực với tổng mức đầu tư đạt gần 10,5 tỷ USD.
Đối tác đầu tư: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,…
Tiềm năng, lợi thế: Thái Nguyên là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ. Là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Một trong các đột phá phát triển của tỉnh Thái Nguyên là tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh; ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), đô thị, dịch vụ gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, việc quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động đã và đang tạo “cú hích” trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Đây cũng được coi là “cực nam châm” để Thái Nguyên hút dòng vốn đầu tư vào địa bàn.