Tây Ninh
Vị trí: Tây Ninh là tỉnh nằm ở miền Đông Nam bộ, phía Đông giáp các tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Tây và phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240km, với 02 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát cùng 4 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ. Tỉnh có 02 trục lộ giao thông quan trọng là quốc lộ 22 và quốc lộ 22B.
Diện tích: 4.041,65 km²
Dân số: 1.383.900 người
GRDP (2022): 118.387 tỉ đồng (5,02 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 86,1 triệu đồng (3.701 USD)
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: Quốc lộ QL-22 nối Tây Ninh với TP.HCM và Campuchia, có đường Xuyên Á chạy qua ASEAN. Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài dài 55 km dự kiến khởi công năm 2023. Đường biên giới với Campuchia dài 240 km với 02 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài và Xa Mát). Cửa khẩu quốc tế Mộc bài cách thủ đô Phnom Penh (Cambodia) 170 km.
Hiện nay, Tây Ninh còn có hai tuyến cao tốc đã được Thủ tướng phê duyệt và đang chờ xây dựng bao gồm: Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài và Đường cao tốc Gò Dầu – Xa Mát.
Đường thủy: Tiềm năng cho vận chuyển bằng đường thủy thông qua sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông (2,000 DWT).
Khu công nghiệp: Tổng cộng có 06 KCN_KCX, nhưng có 05 KCN-KCX đang hoạt động, tổng diện tích 3,383.96 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê 2,410.33 ha, tỷ lệ lắp đầy gần 50%. Ngoài ra, Tây Ninh còn có Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (21,284 ha) và Khu KTCK Xa Mat (34,197 ha).
Cụm công nghiệp: 13 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tình hình đầu tư: Cụ thể, thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 515,4 triệu USD, tăng 130 % so cùng kỳ. Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 10 dự án với vốn đăng ký 99,2 triệu USD; 20 dự án điều chỉnh tăng vốn với 416,7 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm vốn 0,45 triệu USD; 01 dự án nước ngoài chuyển thành dự án trong nước với vốn 1 triệu USD.
Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 355 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 9.511 triệu USD, trong đó có 242 dự án hoạt động với số vốn 7.638 triệu USD; 41 dự án đang xây dựng với số vốn 751 triệu USD”, ông Quang nói.
Đối tác đầu tư: Sailun, Jinyu (China, sản xuất lốp xe, tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD), Gain Lucky (sản xuất vải, may mặc), BROS Eastern (sản xuất sợi màu Brotex), LUTHAI Textile (sản xuất sợi, vải màu).
Tiềm năng, lợi thế:
Một trong những lợi thế quan trọng của Tây Ninh là phát triển thương mại qua biên giới trên cơ sở khai thác ưu thế của hệ thống các cửa khẩu. Mạng lưới cửa khẩu, chợ biên giới; đặc biệt là 2 Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát, không xa TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai; giao thông lại ngày càng thuận tiện…
Quỹ đất của Tây Ninh còn nhiều vị trí nhiều thuận lợi, kết cấu hạ tầng và dịch vụ đang ngày càng hoàn thiện; các chính sách liên quan đến nhà đầu tư và doanh nghiệp luôn thông thoáng và nhất quán… đang là những điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong, ngoài nước đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, với các loại cây công nghiệp đa dạng, sản lượng ổn định, năng suất thu hoạch và sơ chế đang dần được cải thiện, Tây Ninh có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản; chế biến các sản phẩm tinh chế từ cao su, mía đường, tinh bột khoai mì, đậu phộng… gắn với vùng nguyên liệu.