Sơn La
Vị trí: Sơn La là một tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; có chung đường biên giới Việt – Lào dài 250km, có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628km.
Diện tích: 14.109,83 km²
Dân số: 1.287.700 người
GRDP (2022): 55.720 tỉ đồng (2,42 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 39,8 triệu đồng (1.722 USD)
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: Quốc lộ 6 (AH13) mở rộng, Quốc lộ 37, Quốc lộ 43, Quốc lộ 279, Quốc lộ 32B và đường tỉnh lộ, huyện lộ.
Đường thủy: Đường thủy của Sơn La còn hạn chế chủ yếu dọc sông Đà bởi cảng Tà Hộc tại huyện Mai Sơn.
Khu công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 2 KCN
Cụm công nghiệp: Tỉnh đã quy hoạch 08 cụm công nghiệp
Tình hình đầu tư: Đến tháng 06/2023, việc thu hút đầu tư nước ngoài được chú trọng. Địa bàn tỉnh Sơn La có 08 dự án FDI đã đăng ký và đang hoạt động tại địa bàn, với tổng mức vốn đăng ký đầu tư là 18.160.000 USD. Trong đó có 07 dự án FDI đăng ký ngoài Khu công nghiệp, với tổng mức vốn đăng ký đầu tư là 17.710.000 USD; 01 dự án FDI đăng ký trong Khu công nghiệp Mai Sơn, với tổng mức vốn đăng ký là 450.000 USD.
Đối tác đầu tư: Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia với các lĩnh vực đầu tư gồm sản xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản.
Tiềm năng, lợi thế: Nằm ở phía Tây bắc của Tổ quốc, Sơn La có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng và quan hệ giao thương với nước bạn Lào. Bởi vậy trong những năm qua, Sơn La luôn luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân cả nước.
Tỉnh Sơn La ở Việt Nam có nhiều lợi thế kinh tế như tiềm năng phát triển nông nghiệp, chế biến sản phẩm gỗ và thủy điện, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Đặc biệt, vùng này có thế mạnh trong việc sản xuất cà phê, cây ăn quả, lâm sản và thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Sơn La cũng có tiềm năng trong lĩnh vực du lịch sinh thái do cảnh quan thiên nhiên đẹp và nhiều di sản văn hóa của các dân tộc tại đây.