Quảng Bình
Vị trí: Quảng Bình là một tỉnh miền Trung Việt Nam, cách Hà Nội 500 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km về phía Nam, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (với 201 km đường biên giới), phía Đông giáp Biển Đông (với 116 km bờ biển); có Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo thông thương với Lào và Thái Lan.
Diện tích: 8.065,76 km²
Dân số: 1.002.700 người
GRDP (2022): 53.280 tỉ đồng (2,26 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 49,3 triệu đồng (2.125 USD)
Hạ tầng giao thông:
Hàng không: Sân bay Đồng Hới
Đường bộ: Quốc lộ 12C, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 9B, Quốc lộ 9C, Quốc lộ 9E, Quốc lộ 15.
Đường thủy: Cảng Hòn La, Cảng Gianh, Cảng Nhật Lệ
Đường sắt: có tuyến đường sắt Bắc-Nam
Khu công nghiệp: 8 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 65.703ha
Cụm công nghiệp: 36 Cụm công nghiệp quy mô diện tích 604 ha.
Tình hình đầu tư: Lũy kế đến tháng 3/2023 có 27 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.122 triệu USD, trong đó có 19 dự án đầu tư đã hoàn thành, đi vào hoạt động chính thức.
Đối tác đầu tư: Đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Đức,…
Tiềm năng, lợi thế: Quảng Bình là một tỉnh ven biển nằm ở phía nam khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam. Là một tỉnh với đường bờ biển dài, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư ngày càng đồng bộ, hiện đại, Quảng Bình hội tụ đầy đủ các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.
Quảng Bình nằm trên trục hành lang phát triển kinh tế Đông Tây từ biển Đông Việt Nam với Lào, Đông Bắc Thái Lan và các nước thuộc khu vực Trung -Nam Châu Á, có lợi thế trong chiến lược phát triển trục hành lang kinh tế Đông – Tây. Với vị trí địa kinh tế là cửa ngõ phía Đông của cả vùng Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanma, Quảng Bình rất có lợi thế trong xuất khẩu hàng hóa với các đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); kết nối thị trường trong nước với khu vực và thế giới.