Phú Thọ
Vị trí: Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai – Việt Nam và Vân Nam – Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô.
Diện tích: 3.534,56 km²
Dân số: 1.507.500 người
GRDP (2022): 88.810 tỉ đồng (3,74 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 58,9 triệu đồng (2.489 USD)
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: Đường bộ có quốc lộ 2, quốc lộ 32, quốc lộ 70 đi qua.
Đường sắt: Đường sắt có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi qua 5 huyện thị: thành phố Việt Trì, Lâm Thao, thị xã Phú Thọ, Thanh Ba, Hạ Hòa.
Đường thủy: Đường thủy có sông Đà, sông Hồng, sông Lô chảy qua.
Khu công nghiệp: 7 khu công nghiệp với 2.366 ha
Cụm công nghiệp: 26 cụm công nghiệp với 1.120 ha
Tình hình đầu tư: Bắt đầu quan tâm thu hút vốn FDI từ năm 1997, đến hết năm 2022, Phú Thọ đã có gần 190 dự án FDI đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký khoảng 2.900 triệu USD.
Đối tác đầu tư: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ, Ấn Độ…
Tiềm năng, lợi thế: Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước.
Chính sách phát triển tốt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Hạ tầng các KCN đang được tích cực triển khai xây dựng giúp tỉnh cải thiện vị trí địa kinh tế, khai thác có hiệu quả hơn các tiềm năng, lợi thế trong thu hút đầu tư.