Ninh Bình
Vị trí: Ninh Bình nằm ở cực nam đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về phía Nam, là vùng ranh giới của 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp tỉnh Nam Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa.
Diện tích: 1.411,78 km²
Dân số: 1.010.700 người
GRDP (2022): 85.035 tỉ đồng (3,61 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 72,04 triệu đồng (3.118 USD)
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, có các quốc lộ: QL1, QL10, QL12B, QL21B, QL21C, QL37B, QL38C, QL35, QL45
Đường thủy: Về giao thông đường thủy Ninh Bình có hệ thống sông hồ dày đặc: sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định. Hệ thống sông Hoàng Long chảy nội tỉnh cung cấp tưới tiêu cho các huyện phía Bắc. sông Vạc, Sông Càn với nhiều nhánh nhỏ ở các huyện phía Nam. Và các sông nội tỉnh khác
Đường sắt: Về giao thông đường sắt Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao.
Khu công nghiệp: có 5 KCN đã đi vào hoạt động
Cụm công nghiệp: Tỉnh Ninh Bình hiện có 14 cụm công nghiệp.
Tình hình đầu tư: Đến 06/2023, toàn tỉnh đã thu hút được 93 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1559,76 triệu USD. Các dự án FDI cơ bản đảm bảo thực hiện đầu tư đúng mục tiêu, quy mô, tiến độ và đi vào hoạt động ổn định, tuân thủ pháp luật Việt Nam, chấp hành tốt quy định hiện hành.
Đối tác đầu tư: trên địa bàn tỉnh đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các nhà đầu tư đến từ Anh, Pháp, Ý, Nhật, Hàn Quốc…
Tiềm năng, lợi thế: Kinh tế của tỉnh Ninh Bình có sự đa dạng với một số ngành chính như nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Nông nghiệp ở Ninh Bình tập trung vào sản xuất lúa, ngô, cây lương thực và thủy sản. Tỉnh cũng nổi tiếng với ngành trồng hoa, đặc biệt là hoa sen. Công nghiệp tại nơi đây đang phát triển đáng kể, với các ngành sản xuất như xi măng, đá vôi, gạch ngói và thực phẩm. Các khu công nghiệp và khu chế xuất tại tỉnh cũng đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.
Tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc – Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân,…tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Qua đó, góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, kinh tế duy trì được đà tăng trưởng cao, quy mô kinh tế không ngừng được mở rộng.