Lâm Đồng
Vị trí: Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên. Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa – tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk – Đắk Nông và phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai – tỉnh Bình Phước. Lâm Đồng còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là Khu vực năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đây là bước đệm để Lâm Đồng phát triển thế mạnh, khơi dậy tiềm năng mà không phải địa phương nào cũng có được.
Diện tích: 9.781,2 km²[
Dân số: (2022) 1.543.000 người
GRDP (2022): 131.400 tỉ đồng (5,58 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 87,2 triệu đồng (3.706 USD)
Hạ tầng giao thông:
Hàng không: Trước đây, sân bay Liên Khương chỉ khai thác tuyến Đà Lạt – Hà Nội với tần suất bay 02 chuyến/tuần. Những năm trở lại đây, giao thông bằng đường hàng không dần trở nên phổ biến hơn khi các hãng hàng không mở rộng khai thác thêm các tuyến bay kết nối Sân Bay Liên Khương với các địa điểm khác.
Đường bộ: Có hai tuyến đường bộ có lưu lượng giao thông lớn trên địa bàn tỉnh là Quốc Lộ 20 kết nối Lâm Đồng với Đồng Nai và đi tuyến TP. Hồ Chí Minh. Quốc Lộ 27 kết nối Lâm Đồng với Khánh Hòa mà lưu lượng chính chủ yếu là tuyến Đà Lạt – Nha Trang.
Khu công nghiệp: có 03 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 538 ha.
Cụm công nghiệp: 10 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 352 ha
Tình hình đầu tư: có 02 KCN Lộc Sơn và Phú Hội đang có các hoạt động sản xuất và KCN Phú Bình đang trong giai đoạn thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng.
Phần lớn các dự án đầu tư vào Lâm Đồng là những dự án nhỏ, đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp kết hợp với sơ chế; trong đó 90 dự án có vốn FDI đã hoàn thành toàn bộ và đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; 4 dự án FDI hoàn thành một phần và đưa vào hoạt động.
Tính đến nay, tổng vốn đầu tư FDI đã triển khai trên đất Lâm Đồng khoảng 9.251 tỷ đồng, bằng 73,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đối tác đầu tư: Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 98 dự án vốn FDI đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Tiềm năng, lợi thế: Tỉnh Lâm Đồng ở Việt Nam có nhiều lợi thế kinh tế, như là một trong những trung tâm chính về nông nghiệp, du lịch và chế biến sản phẩm nông sản. Thành phố Đà Lạt của tỉnh này nổi tiếng với khí hậu mát mẻ, đẹp và có tiềm năng phát triển ngành du lịch. Ngoài ra, Lâm Đồng cũng sản xuất nhiều loại cây trồng như cà phê, hoa, rau cỏ, tạo ra nguồn thu nhập quan trọng cho địa phương.
Công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng không phát triển mạnh mẽ như nhiều khu vực khác tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ và sản xuất đồ lưu niệm có sự hiện diện tại địa phương. Các nguồn tài nguyên tự nhiên và vị trí địa lý của Lâm Đồng có thể tạo ra tiềm năng cho việc phát triển công nghiệp trong tương lai, nhưng hiện tại, ngành nông nghiệp và du lịch vẫn là hai ngành quan trọng định hình nền kinh tế của tỉnh này.