Vị trí: Thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP.HCM là thành phố năng động, phát triển, và là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam. Quận 1 là trung tâm hành chính.
Diện tích: 2,095 km2
Dân số (2019): 8.99 triệu người
GRDP (2019): 8.32%.
Đào tạo: TP.HCM là nơi tập trung của nhiều trường Đại học nổi tiếng trong và ngoài nước. Các ĐH công lập như: ĐH Y dược Tp.HCM, ĐH Y dược Phạm Ngọc Thạch, ĐH Bách Khoa, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH khoa học xã hội và nhân văn, ĐH sư phạm, ĐH Nông Lâm, ĐH Sư phạm kỹ thuật. Trường quốc tế gồm Đại học RMIT (Úc), Trường FulBright (USA).
Hạ tầng giao thông: TP.HCM là cửa ngõ giao thương quan trọng trong khu vực và thế giới, có hệ thống cảng biển lớn và sân bay quốc tế.
Đường bộ: Hệ thống đường bộ đóng vai trò quan trọng với các tuyến cao tốc đi qua TP.HCM kết nối các địa phương gồm: Cao tốc Bến Lức – Long Thành (57.8 km), Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (55.7 km), Cao tốc Trung Lương (TP.HCM) – Mỹ Thuận – Cần Thơ (92 km), Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (53.5 km, đi Phnompenh, dự kiến khởi công năm 2023).
Cảng: Cụm cảng tại TP.HCM gồm 02 cảng chính là Cảng Hiệp Phước và cảng Cát Lái (30,000 – 60,000 DWT), có công suất lớn nhất cả nước, đạt 200 triệu tấn/năm, có khả năng tiếp nhận tàu hành khách và tàu hàng hoá quy mô lớn.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: Công suất 40 triệu lượt khách/năm (qui hoạch điều chỉnh 50 triệu lượt khách), trong vòng 5 ~ 8 giờ bay có thể tiếp cận 50% thị trường thế giới.
Đường sắt: Ga Sài Gòn là điểm cuối cùng của Tuyến tàu Bắc – Nam. Một số tuyến đường sắt nội đô (08 tuyến metro) đã và đang được xây dựng. Dự kiến cuối năm 2021, tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ hoàn thành.
Đường thủy: Vận tải đường thủy chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 4 ~ 6% nhu cầu vận tải của toàn thành phố, dù TP.HCM sở hữu 92 tuyến đường thuỷ nội địa địa phương dài hơn 598.7 km và 5 tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia hơn 100 km.
Khu công nghiệp: Tổng cộng 18 KCN-KCX (4,467.15 ha). Hiện tại, 12 KCN đã lắp đầy, diện tích đất công nghiệp còn có thể cho thuê là 330.95 ha. Ngoài ra, khu công nghệ cao SHTP (1,110.2 ha) còn 197 ha đất công nghiệp còn có thể cho thuê. Khu nông nghiệp công nghệ cao (88.17 ha) đã lắp đầy, dự kiến mở rộng thêm 01 khu 23.8 ha tại huyện Củ Chi dành cho ngành Nấm và công nghệ sau thu hoạch, và 01 khu 89 ha tại huyện Cần Giờ dành cho ngành thuỷ sản.
Giá thuê hạ tầng KCN tham khảo: 100 ~ 200 USD/m2/term.
Tình hình đầu tư: Luỹ kế đến tháng 11/2020 TP.HCM có 9,888 dự án FDI còn hiệu lực (USD 48.02 tỷ). TP.HCM là địa phương thu hút lượng vốn FDI lớn nhất cả nước.
Các nhà đầu tư FDI tiêu biểu: Hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới đã đầu tư tại TP.HCM: Trung tâm R & D của Samsung, GS, Kumho, Lotte, Emart, CJ (Korea); First Solar, Intel (USA); Nidec Sankyo, Sojitz, Aeon, Family Mart (Japan); Mega Mart, Central Group, C.P, Siam (Thailand); Mercedes, Bosch (Germany).
Lĩnh vực thu hút đầu tư: TP.HCM khuyến khích đầu tư FDI vào các lĩnh vực: (1) Có 9 ngành dịch vụ chủ yếu gồm: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; thương mại; du lịch; dịch vụ vận tải,cảng và kho bãi; bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông; kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ; y tế; giáo dục đào tạo. (2) Công nghiệp công nghệ cao; cơ khí chế tạo, điện tử – tin học, sản xuất lắp ráp ô tô; công nghiệp hỗ trợ cho phát triển các ngành này và các ngành chế biến tinh lương thực – thực phẩm và ngành hóa dược. (3) Nông nghiệp: Sản xuất, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thuỷ, hải sản; Ứng dụng công nghệ sinh học; Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; Sản xuất máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu; Phát triển và ươm tạo công nghệ cao; Dịch vụ kỹ thuật trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp; dịch vụ bảo vệ cây trồng, vật nuôi; Dịch vụ tư vấn khoa học, kỹ thuật về gieo trồng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật.
Lợi thế so sánh (2019): Comparative advantages (2019):
Hệ thống giáo dục tại TP.HCM rất phát triển, khả năng giao tiếp tốt với người bản địa bằng nhiều ngoại ngữ khác nhau (Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Hoa, Thái, Đức), rất nhiều chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài (hơn 100,000 người) đã chọn TP.HCM để sinh sống trong khi làm việc tại TP.HCM hoặc các tỉnh lân cận (Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh). Theo khảo sát của Expat Insider 2019 trên trang InterNations, TP.HCM xếp hạng 3 trong những thành phố đáng sống cho người nước ngoài, sau Đài Bắc và Kuala Lumpur.
– Dịch vụ: Tổng doanh thu ngành dịch vụ đạt 49.39 tỷ USD, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hoá đạt 32.37 tỷ USD. Thương mại điện tử phát triển mạnh trong những năm gần đây với nhiều tập đoàn lớn như Lazada, Tiki, Sendo, Shopee có trụ sở hoặc chi nhánh tại TP.HCM.
– Du lịch: TP.HCM có nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng như Dinh Độc lập, Nhà hát Thành phố, Bảo tàng di tích chiến tranh, địa đạo Củ Chi. Tại Bến Bạch Đằng, du khách có thể đón tàu cao tốc để đi đến biển Cần Giờ, TP.Vũng Tàu, Côn Đảo. Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của TP.HCM, có chiều dài bờ biển 23km, hơn 20,000 ha diện tích mặt nước sông – kênh – rạch, 330,000 ha diện tích rừng ngập mặn, có di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái và du lịch biển. Năm 2019, TP.HCM đón 8.6 triệu lượt khách quốc tế và 32.77 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu (lữ hành, khách sạn và nhà hàng) đạt khoảng 5.96 tỷ USD.