Hà Nam
Vị trí: Nằm về phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội chừng 65km, tỉnh Hà Nam là cửa ngõ phía Nam của thủ đô – Đông giáp các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, Nam giáp các tỉnh Nam Định và Ninh Bình, Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Bắc giáp Hà Nội.
Diện tích: 861,93 km²
Dân số: 978.100 người
GRDP (2022): 81.198 tỉ đồng (3,53 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 87 triệu đồng (3.739 USD)
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: Các quốc lộ đang sử dụng chạy qua tỉnh Hà Nam. QL1, QL21A, QL21B, QL21C, QL38, QL38B
Đường thủy: Trên sông Đáy, sông Châu, từ năm 2008 tỉnh đang cho cải tạo Âu thuyền nối giữa sông Châu và sông Đáy. Khi dự án này hoàn thành giao thông đường Thủy thuận tiện hơn do tàu thuyền có thể từ sông Đáy qua Âu thuyền này dọc sông Châu, qua âu thuyền Tắc giang và đi vào sông Hồng một cách thuận tiện.
Đường sắt: Trên tỉnh có các ga Đồng Văn, Phủ Lý, Bình Lục, thuận lợi trong việc lên xuống bằng đường sắt.
Khu công nghiệp: 12 Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Cụm công nghiệp: 10 Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tình hình đầu tư: Trong năm 2022, toàn tỉnh thu hút 62 dự án (bằng 126,5% so với năm 2021), trong đó có 17 dự án FDI và 45 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 175 triệu USD và 19.990,7 tỷ đồng.
Lũy kế đến cuối 2022 trên địa bàn tỉnh có 1.123 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 357 dự án FDI và 766 dự án trong nước, với vốn đăng ký 5,085,6 tỷ USD và 164.807,3 tỷ đồng.
Đối tác đầu tư: Hiện có 14 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn, trong đó lớn nhất là Hàn Quốc với 149 dự án với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD; kế đến là Nhật Bản với 111 dự án và số vốn đăng ký 1,3 tỷ USD.
Tiềm năng, lợi thế: Hà Nam, một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam, có vị trí địa lý quan trọng giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh này đang phát triển kinh tế với nguồn lực chủ yếu từ nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông và điện lực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và đô thị hóa.
Công nghiệp Hà Nam đang trải qua giai đoạn phát triển tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, cơ khí và dệt may. Sự xuất hiện của các khu công nghiệp và khu chế xuất đã thu hút sự quan tâm từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hà Nam cũng có nền văn hóa và lịch sử đáng chú ý, thể hiện qua các di tích lịch sử và các sự kiện kháng chiến. Nguồn lao động đa dạng và nguồn nhân lực được đào tạo đã đóng góp vào sự phát triển của tỉnh.