Hà Giang
Vị trí: Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km.
Diện tích: 7.927,55 km²
Dân số: 935.700 người
GRDP (2022): 31.530 tỉ đồng (1,33 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 34,6 triệu đồng (1.427 USD)
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: Hà Giang có Quốc lộ 279 (nối các tỉnh miền núi phía Bắc là Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên với nhau) Đoạn cuối quốc lộ 279, từ chỗ giao với quốc lộ 6 đến cửa khẩu quốc tế Tây Trang là một phần của đường Xuyên Á AH13.
Khu công nghiệp: 01 khu công nghiệp (Khu công nghiệp Bình Vàng)
Cụm công nghiệp: 05 cụm công nghiệp
Tình hình đầu tư: Từ ngày Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực (1.7.2006) đến nay, tỉnh ta đã cấp phép chứng nhận cho 9 nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Giang. Số vốn được cấp phép tính đến ngày 31.6.2007 là 127,875 triệu USD, tương đương 2.046,2 tỷ đồng tiền Việt Nam . Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Giang tập trung vào lĩnh vực khai thác, thu mua, chế biến khoáng sản và tham gia vào dịch vụ, thương mại. Và đây cũng là lợi thế của Hà Giang, mới đây nhất là các lĩnh vực du lịch, thương mại, nhất là du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khai thác. Theo khảo sát, đánh giá của các ngành chức năng theo dõi, các dự án có vốn nước ngoài tại Hà Giang hoạt động khá đồng đều, phát huy được lợi ích kinh tế.
Tiềm năng, lợi thế: Hà Giang là tỉnh có tài nguyên đa dạng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Hà Giang có điều kiện phát triển công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là ăngtimon và cao lanh, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Về phát triển công nghiệp: Tỉnh Hà Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với nhiều loại và trữ lượng lớn. Toàn tỉnh hiện có 215 điểm mỏ với 28 loại khoáng sản có giá trị, gồm: quặng sắt (21 điểm); quặng chì, kẽm (16 điểm); quặng mangan (27 điểm); quặng antimon và một số quặng có giá trị khác như vàng, thiếc, vonfram…Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, công nghiệp khai khoáng và chế biến sâu khoáng sản là bước đột phá để Hà Giang phát triển.
Phát triển công nghiệp sản xuất điện từ thủy năng cũng là một lợi thế của tỉnh. Tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 46 dự án thủy điện đã được quy hoạch với tổng công suất lắp máy khoảng 772,8MW. Hiện đã có 22 nhà máy thủy điện đang hoạt động phát điện với tổng công suất lắp máy là 354,3MW.