Gia Lai
Vị trí: là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc khu vực Tây Nguyên, miền Trung của Việt Nam và là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam. Tỉnh Gia Lai cũng đứng thứ nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số vùng Tây Nguyên. Phía đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum.
Diện tích: 15.510,13 km²
Dân số: là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 18 về số dân số với 1.513.847 người và 374.512 hộ
GRDP (2019): xếp thứ 30 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), Năm 2020 GRDP năm 2020 đạt 80.000,32 tỉ Đồng
GRDP đầu người (2019): xếp thứ 33 về GRDP bình quân đầu người, bình quân đầu người 51,9 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,00%.
Hạ tầng giao thông:
Hàng không: Sân bay Pleiku của Gia Lai, có đường bay nối Pleiku với các thành phố lớn là Đà Nẵng (ngưng hoạt động), Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng (ngưng hoạt động).
Đường bộ: Tỉnh có Quốc lộ 14 nối các tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum thông đến Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tuyến đường Hồ Chí Minh đã rút ngắn khoảng cách từ Gia Lai đến các trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. Các tuyến Quốc lộ 19 xuống thành phố Quy Nhơn, thuộc Bình Định, Quốc lộ 25 đến Tuy Hoà, thuộc địa phận tỉnh Phú Yên.
Khu công nghiệp: 03 Khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 611ha, bao gồm KCN Trà Đa, KCN thuộc Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và KCN Nam Pleiku.
Cụm công nghiệp: 08 Cụm công nghiệp
Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đều mới được hình thành, nên đang ở trong giai đoạn đầu xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi các nhà đầu tư tham gia hoạt động. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cũng đang xúc tiến các thủ tục tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và của tỉnh.
Tình hình đầu tư: trên địa bàn tỉnh có 10 dự án có vốn FDI. Trong đó, Khu Công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku) có 5 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn khoảng 455 triệu USD (4 dự án đang hoạt động ổn định và 1 dự án đang trong thời gian vận hành thử nghiệm). Các dự án tập trung vào một số ngành, nghề sản xuất, chế biến thô, sơ chế cà phê nhân, hạt điều, chế biến trái cây…
Đối tác đầu tư: Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc đang quan tâm đến các lĩnh vực tiềm năng của Gia Lai như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, du lịch…
Tiềm năng, lợi thế: Gia Lai có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh của vùng Tây Nguyên, là cửa ngõ giao lưu kinh tế-xã hội với các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và với các nước trong khu vực, đặc biệt là Campuchia và Lào. Tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển thành vùng nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến với các loại cây trồng như: rau quả, cao su, cà phê, chè, dược liệu, mía… Bên cạnh đó, Gia Lai cũng có nhiều điều kiện để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hạ tầng logistics, thương mại, xuất-nhập khẩu. Với nguồn năng lượng nắng và gió dồi dào bậc nhất Tây Nguyên, Gia Lai có nhiều tiềm năng để phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Đây chính là cơ sở, cơ hội để Gia Lai kỳ vọng đón dòng vốn FDI mới lớn hơn, mạnh hơn.