Đồng Tháp
Vị trí: Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Kiến Phong và tỉnh Sa Đéc vào năm 1976. Phía Bắc và Tây Bắc: Giáp Vương quốc Campuchia; Phía Nam và Đông Nam: Giáp tỉnh Vĩnh Long; Phía Đông: Giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An; Phía Tây: Giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ.
Diện tích: 3.382,28 km²
Dân số: 1.667.100 người
GRDP (2022): 120.784 tỉ đồng (5,11 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 72,4 triệu đồng (3.069 USD)
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: Quốc lộ QL-30, QL-50 và QL-80, QL-N2 nối Đồng Tháp với các tỉnh ĐBSCL và Campuchia. Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh đóng vai trò quan trọng.
Đường thủy: Hệ thống sông, rạch dài hơn 2,838 km rất thuận tiện để vận chuyển nông sản và thuỷ sản.
Khu công nghiệp: toàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp (KCN)
Cụm công nghiệp: 32 Cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
Tình hình đầu tư: có 19 dự án FDI còn hiệu lực (USD 171.12 triệu)
Đối tác đầu tư: Mavin (Australia); Wilmar Agro Việt Nam, Cargill (USA); Wenzou Hendy Mechanism and Plastic, Cty TNHH Liên doanh Nghị Phong.
Tiềm năng, lợi thế: Đồng Tháp cũng là tỉnh có nhiều quốc lộ đi qua địa bàn, hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện để Đồng Tháp kết nối chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh lân cận, kể cả sang nước bạn Campuchia. Hai nhánh sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu chảy qua tạo nên hệ thống giao thông bằng đường thủy tại Đồng Tháp rất thuận lợi. Hai bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hoá thuận tiện ra biển Đông và Campuchia.
Đồng Tháp có đường biên giới giáp với tỉnh Prây-veng (Campuchia) dài 48 km, trên tuyến biên giới có 02 cửa khẩu quốc tế (Thường Phước và Dinh Bà thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu Tỉnh) và 05 cặp cửa khẩu phụ. Đồng Tháp đã ký kết hợp tác tăng cường giao thương với Campuchia, đẩy mạnh khai thác kinh tế cửa khẩu.