Đồng Nai
Vị trí: Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh cũ là Biên Hòa và Long Khánh, Việt Nam. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Diện tích: 5.863,62 km²
Dân số: 3.195.600 người
GRDP (2022): 434.990 tỉ đồng (18,54 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 133,6 triệu đồng (5.741 USD)
Hạ tầng giao thông:
Hàng không: Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cửa ngõ đường hàng không vào Việt Nam cho khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Đường bộ: Có 4 tuyến quốc lộ chính là Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, Quốc lộ 20, Quốc lộ 56.
Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua dài 87,5 km với 8 ga: Biên Hoà, Hố Nai, Trảng Bom, Dầu Giây, Long Khánh, Bảo Chánh, Gia Ray và Trảng Táo. Tuyến đường sắt này là mạch máu giao thông quan trọng nối liền các tỉnh phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đường thủy: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 3 khu cảng gồm có Khu cảng trên sông Đồng Nai,Khu cảng trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu, và Khu cảng trên sông Thị Vải.
Khu công nghiệp: Tổng cộng 35 KCN. Hiện tại 31 KCN đang hoạt động, trong đó 12 KCN đã lắp đầy. Ngoài ra, Trung tâm công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ (209 ha) đang hoạt động. Khu liên hợp công nông nghiệp tại huyện Xuân Lộc và huyện Thống Nhất (2,186 ha). Khu công nghiệp công nghệ cao tại huyện Long Thành (420 ha) đang chuẩn bị xây dựng.
Cụm công nghiệp: Đồng Nai còn hội tụ khá nhiều những cụm công nghiệp lớn, nằm trải đều khắp các địa phương, địa bàn lân cận. Đa số các cụm công nghiệp đều có diện tích dưới 50 ha. Một số cụm công nghiệp nổi tiếng có thể kể đến như cụm công nghiệp Xuân Hưng, Thiện Tân, Thạnh Phú, Hưng Lộc, Quang Trung, Phước Bình,…
Tình hình đầu tư: hiện Đồng Nai thu hút hơn 1,5 ngàn dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên các lĩnh vực với tổng vốn đăng ký trên 33,4 tỷ USD.
Đối tác đầu tư: có 4 tập đoàn FDI đầu tư vào tỉnh với vốn lớn. Dẫn đầu là Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) với 1,86 tỷ USD, lĩnh vực đầu tư sản xuất các loại sợi để xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường nội địa. Tiếp đến là Tập đoàn Formosa (Đài Loan) gần 1,64 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sợi. Tập đoàn Bosch (Đức) đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện ô tô với số vốn 531 triệu USD. Tập đoàn Lixil (Nhật Bản) khoảng 441 triệu USD.
Tiềm năng, lợi thế: Đất canh tác nông nghiệp tại Đồng Nai khá phong phú với nhiều loại đất tốt, chiếm phần lớn diện tích, thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái là trên 190.000 ha, các loại cây trồng chủ yếu là cao su, điều, cà phê, tiêu, xoài, bưởi. Trong đó Bưởi Tân Triều của Đồng Nai là đặc sản nổi tiếng và đăng ký thương hiệu.
Nhập khẩu chủ yếu là các loại vật tư nguyên liệu như phân bón, xi măng, sắt thép xây dựng, phụ tùng thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, xăng dầu các loại…
Phần diện tích đất dành cho thuê còn lại trong các khu công nghiệp đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư.