Cần Thơ
Vị trí: Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Đây là thành phố sầm uất và phát triển nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của cả vùng. Cần Thơ hiện là đô thị loại I, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia. Về vị trí địa lý: phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang và phía bắc giáp tỉnh An Giang.
Diện tích: 1.440 km²
Dân số: 1.252.348 người
GRDP (2022): 107.695 tỉ đồng (4,68 tỉ USD)
GRDP đầu người (2022): 86 triệu đồng (3.739 USD)
Hạ tầng giao thông:
Hàng không: Ngoài ra Thành phố Cần Thơ còn có Sân bay quốc tế Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại.
Đường bộ: Có 6 Quốc lộ đi qua TP.Cần Thơ và tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ (154 km) đang hoạt động.
Đường sắt: Mạng lưới Đường sắt đô thị Cần Thơ được quy hoạch có tổng chiều dài 38,8 km, đi qua địa bàn Quận Ô Môn, Quận Bình Thủy, Quận Ninh Kiều, Quận Cái Răng và sẽ bao gồm 1 tuyến trên cao.
Đường thủy: Cần Thơ có 2 tuyến vận tải thuỷ quốc gia đi qua là tuyến TP.Hồ Chí Minh – Cà Mau và tuyến TP.Hồ Chí Minh – Kiên Lương.
Khu công nghiệp: 08 khu công nghiệp, trong đó có 06 khu công nghiệp đang hoạt động và 02 khu công nghiệp đang quy hoạch với tổng diện tích khoảng 2.364 ha, thu hút 251 dự án với tổng vốn đầu tư 1,77 tỷ USD (80% doanh nghiệp là doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản).
Tình hình đầu tư: Lũy kế năm 2022, tổng số dự án FDI còn hiệu lực là 86 dự án, vốn đăng ký hơn 2,22 tỉ USD. Ngoài ra, thành phố còn có 1.850 doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, với tổng vốn đăng ký 13.000 tỉ đồng; hiện có khoảng 12.315 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố.
Đối tác đầu tư: Teakwang Vina, Lotte (Hàn Quốc); Wilmar Argo Việt Nam (Sin-ga-po); C.P (Thái Lan); Marubeni (Nhật Bản).
Tiềm năng, lợi thế:
Thành phố Cần Thơ là cửa ngõ giao lưu quan trọng về giao thông đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không. Giao thông đường bộ theo quốc lộ 1A về hướng Đông Bắc, Thành phố Cần Thơ cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 Km, đến các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ 60- 190 Km. Cuối năm 2008, sân bay đưa vào hoạt động tuyến Cần Thơ- Hà Nội và trong năm 2010 nhiều chuyến bay nội địa đã được mở, phát huy hiệu quả.
Giữ vị trí đầu mối giao thông quan trọng về đường sông, đường bộ, đường biển, đường hàng không, trong tương lai là các tuyến đường bộ cao tốc và đường sắt, thông thương cả vùng, trong nước và quốc tế;