Bình Dương
Vị trí: Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai.
Diện tích: 2.694,64 km²
Dân số (2022): 2.596.800 người
GRDP (2022): 459.032 tỉ đồng (19,57 tỉ USD)
GRDP bình quân đầu người (2022): 166,1 triệu đồng (7.339 USD)
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: Trong hệ thống đường bộ, Quốc lộ 13 là con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia xuyên đến biên giới Thái Lan và Lào. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường Quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước xuyên suốt vùng Tây Nguyên, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có Tỉnh lộ 741 từ Thủ Dầu Một đi Phước Long… và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.
Hàng không: Vào thời điểm năm 2011, sân bay Phú Lợi và sân bay Phú Giáo là hai sân bay còn lại duy nhất của tỉnh này, tuy nhiên cả hai đều được dùng để khai khác dự trữ quân sự. Bình Dương cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất từ 10 đến 15 km.
Đường sắt: Trên địa tỉnh có hai nhà ga là ga Sóng Thần và ga Dĩ An theo tuyến đường sắt Bắc Nam.
Đường thủy: Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa ba con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Khu công nghiệp: tổng 30 KCN, với tổng diện tích lên đến 12.670,5 ha và tỷ lệ lấp đầy bình quân 87,4%.
Cụm công nghiệp: tỉnh còn có 12 cụm công nghiệp có quy mô lên đến 790 ha, và tỷ lệ lấp đầy cũng khá cao 67,4%.
Tình hình đầu tư: các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư đạt 210,15 triệu đô la Mỹ, chiếm 29% tổng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, bao gồm: 13 dự án đầu tư đăng ký mới và 10 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần.
Đối tác đầu tư: đã có có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Bình Dương, trong đó các nhà đầu tư từ Hà Lan đã đầu tư 321,57 triệu đô la Mỹ, chiếm 43,3% tổng vốn đăng ký; Đan Mạch đứng thứ 2 với 163,1 triệu đô la Mỹ, chiếm 21,9% tổng vốn đăng ký; Singapore đứng thứ 3 với 150,4 triệu đô la Mỹ, chiếm 20,2% tổng vốn đăng ký; tiếp theo lần lượt là Hoa Kỳ, Đài Loan, British Virgin Islands, Hồng Kông,…
Tiềm năng, lợi thế: Trên thực tế, Bình Dương là một trong những tỉnh thành dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tổng sản phẩm GRDP của tỉnh luôn đạt mức tăng trưởng khá cao, đạt mức dương (2,62%), mức tăng trưởng cao nhất trong vùng tứ giác kinh tế phía nam thời điểm dịch bệnh 2021. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 32 tỷ đô la Mỹ, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 25 tỷ đô la Mỹ. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021 đứng thứ 2 cả nước, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đứng thứ 6.