Bắc Giang
Vị trí: Bắc Giang nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.
Diện tích: 3.895,89 km²
Dân số: 1.875.200 người
GRDP (2022): 155.900 tỷ đồng ( 6,7 tỷ USD )
GRDP đầu người (2022): 3.400 USD
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: có quốc lộ 1A, quốc lộ 17, quốc lộ 31, quốc lộ 37, quốc lộ 279, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đi qua.
Đường thủy: có sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương đi qua.
Đường sắt: có đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, đường sắt Kép – Lưu Xá đi qua.
Khu công nghiệp: Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 6 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động.
Cụm công nghiệp: trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 40 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 1.384 ha.
Tình hình đầu tư: Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/5/2023, Bắc Giang đã cấp mới 19 dự án FDI và 3 dự án trong nước, với số vốn đăng ký đạt 946,24 triệu USD và 178,75 tỷ đồng; cấp điều chỉnh cho 75 dự án, trong đó có 13 dự án tăng vốn, với số vốn tăng thêm đạt 40,41 triệu USD và 286,04 tỷ đồng. Tổng vốn đăng ký đầu tư quy đổi vào KCN hơn 1 tỷ USD, đạt 100% kế hoạch UBND tỉnh giao năm 2023.
Đối tác đầu tư:
Tiềm năng, lợi thế: Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (thuộc Hành lang xuyên Á Nam Ninh – Singapore), tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên; liền kề “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Lợi thế kinh tế của tỉnh là nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Nông, lâm nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu một cách tích cực. Công nghiệp là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của tỉnh.